Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8

Đề: Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8.

       Trong tác phẩm "Nước Mắt" trước cách mạng 8 Nam Cao mượn lời của nhà văn Pháp Francois Coppée làm lời đề từ cho tác phẩm của mình, ông viết: 
"Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ".
       Cả đời cầm bút Nam Cao luôn nhìn đời bằng nước mắt, bằng tình thương. Ông đã từng tuyên bố :"Sống đã rồi hãy viết". Bởi một nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo. Cuộc đời là gốc, văn chương là ngọn. Và chính cuộc đời đã quyết định đến văn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng nước mắt, tình thương và lòng nhân ái. Mặc dù thời gian sáng tác của Nam Cao không nhiều nhưng ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Nam Cao người yêu văn khó có thể quên được sự nghiệp của ông trước cách mạng tháng 8. Bởi chính sự nghiệp này đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao-một nhà văn hiện thực xuất sắc-một cánh tay đắc lực góp phần chiến thắng cho trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc tranh luận với trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật".
       Nhà văn của làng Đại Hoàng ngày ấy sinh năm 1915 mất năm 1951. Quê ông ở tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân nay là tỉnh Hà Nam. Bút danh của ông được lấy từ chữ đầu của huyện với chữ đầu của tổng có chữ Nam chữ Cao gọi là Nam Cao. Mảnh đất quê hương ông là một mảnh đất nghèo đói quanh năm chính mảnh đất này đã ảnh hưởng đến phong cách và sự nghiệp của Nam Cao trước cách mạng.
Bén duyên với văn chương từ năm 1936 nhưng ngay từ khi đến với văn chương Nam Cao đã đi theo khuynh hướng văn học lãng mạn. Bốn năm liền gắn liền gắn kết với trào lưu văn chương này, Nam Cao không có một tác phẩm để đời. Phải đến sau khi Nam Cao  li khai khỏi dòng văn học lãng mạn mà thứ văn chương ông gọi đó là "ánh trăng lừa dối". Trong tác phẩm "Đời thừa", ông từng viết: 
"Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".
        Đến với văn học hiện thực phê phán, Nam Cao đã có tác phẩm đầu tiên để đời được viết năm 1941. Ban đầu tác phẩm có tên "Đôi Lứa Xứng Đôi" sau này đổi thành "Cái Lò Gạch Cũ" và cuối cùng nhà xuất bản tự ý đổi thành "Chí Phèo".
Trước cách mạng, tác giả viết với hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Cả hai đề tài này ông đề cập đến bi kịch của những con người trong xã hội, có thể đó là bi kịch của người tri thức nghèo với cuộc sống cơm áo gạo tiền vì:
 "Thói đời cơ cực giơ nanh vuốt, cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ". 
Có thể đó là bi kịch của người nông dân trong xã hội.
    
Đề tài thứ nhất: Đó là đề tài người nông dân. Tiêu biểu phải kể đến đó là tác phẩm "Chí Phèo, Lão Hạc, Một Bữa No, Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó, Dì Hảo,...". Hay nhất cho đề tài người nông dân phải kể đến tác phẩm "Chí Phèo". "Chí Phèo" được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nam Cao nói riêng, của văn học hiện thực phê phán 30-45 nói chung. Chuyện kể về đời sống cơ cực của người nông dân dưới ách bóc lột thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Sâu xa hơn chuyện còn đề cập đến bi kịch của một con người sinh ra là người nhưng không được làm người đó là nhận vật "Chí Phèo". "Chí Phèo" được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: 
   "Đó là một mảnh vườn hoang, trong mảnh vườn hoang ấy vắng tiếng chim ca, vắng hương hoa quả chín. Chỉ còn lại trên mảnh vườn ấy là quả thối, quả điếc, con sâu con bọ".
Đề tài thứ hai: Đề tài trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài này những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến đó là "Đôi Mắt, Trăng Sắng, Sống Mòn, Mua Nhà, Truyện Tình,...". Nếu phải chọn ra một tác phẩm tiêu biểu nhất cho đề tài trí thức tiểu tư sản có lẽ nhiều người sẽ chọn tiểu thuyết "Sống Mòn". "Sống Mòn" kể về cuộc đời của người trí thức trong xã hội cũ sống mốc lên, rỉ ra, chết mòn... Nhưng trong quy mô của một truyện ngắn với dăm bảy trang truyện mà Nam Cao đã thâu tóm được cả một tấm bi kịch của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là điểm mạnh của "Đời Thừa". Vì vậy, "Đời Thừa" được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nam Cao ở đề tài trí thức tiểu tư sản. "Đời Thừa" xoay quanh cuộc đời của văn sĩ Hộ-một nhà văn chân chính. Ước mơ của anh là chân chính. Anh muốn được viết những tác phẩm để đời. Những tác phẩm của anh ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn. Đó là ước mơ của anh khi anh vẫn chưa có gai đình. Mang trong mình một lòng nhân văn, nhân đạo, nhìn đời bằng tình thương. Anh nhìn ra cuộc đời, gặp cuộc đời của Từ-người đàn bà khổ đau, bụng mang dạ chửa bị người tình đá ra ngoài đường với người mẹ già. Và Hộ đã cưu mang cuộc đời Từ như một thánh hiền, như một từ hảo. Thế là bi kịch xuất hiện. Vì ngày xưa anh coi thường đồng tiền, lấy lí tưởng sống viết văn là mục đích sống của anh. Giờ đây anh bị đồng tiền làm cho khốn đốn. Để nuôi cả một gia thì phải có tiền. Muốn kiếm được tiền thì phải viết nhanh, muốn viết nhanh thì phải viết ẩu. Thế là anh trở thành một con người cẩu thả trong văn chương tự bao giờ không biết. Và anh đã tự xỉ vả mình:
"Cẩu thả trong nghề gì cũng đều bất lương, cẩu thả trong văn chương là một người đê tiện".    
 Đây chính là tấm bi kịch lớn nhất mà Nam Cao đã thâu tóm rất hay, sinh động trong tác phẩm "Đời Thừa".
Với tấm lòng luôn nhìn đời bằng nước mắt và tình thương. Nam Cao thực sự là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Có lẽ hợp lí hơn để kết thúc bài viết của mình ta mượn lại lời của Nam Cao trong tác phẩm "Lão Hạc" đã đưa ra quan điểm:
"Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta. Nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn chẳng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương và chẳng bao giờ ta thương".
www.google.com.vn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét