Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

https://www.google.com.vnĐề bài: Ý nghĩa nhan đề “Chữ Người Tử Tù”.

Trên diễn đàn văn chương Việt Nam mỗi nhà văn khẳng định vị trí của mình bằng một phong cách riêng. Nếu Thạch Lam viết truyện không có cốt, không có mâu thuẫn, không kịch tính. Truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Nếu Huy Cận, một nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi bước đi của không gian. Không gian càng mênh mông, càng vô biên, rợn ngợp bao nhiêu thì tâm hồn của Huy Cận càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu. Nguyễn Tuân lại xuất hiện với một phong cách rất lạ. phong cách của Nguyễn Tuân được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh gói gọn trong một chữ “ngông”. Xuất hiện lần đầu tiên trên tao đàn văn chương Việt Nam năm 1936 nhưng ngay từ những ngày đầu Nguyễn Tuân không có đủ độ chững chạc như các văn giới cùng thời. Phải đến năm 1940, nhà xuất bản Tân Dân ấn hành tập truyện “Vang Bóng Một Thời” lúc này Nguyễn Tuân mới có được vị trí đặc biệt trên diễn đàn văn chương Việt Nam. “Vang Bóng Một Thời” gồm 11 truyện ngắn mà ở đó có những tác phẩm không chỉ “vang bóng một thời” mà còn vang bóng đến tận ngày hôm nay. Ai đã từng đọc “Vang bóng một thời” dễ dàng nhận thấy linh hồn của tập truyện không gì khác chính là “Chữ người tử tù”. “Chữ người tử tù” được đưa vào trong chương trình giảng dạy được xem là một trong những kiệt tác của Nguyễn Tuân nói riêng và của văn học lãng mạn Việt Nam 1932-1945 nói chung. Truyện được Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi hai chữ “Thiên Lương” trong sáng. Toàn bộ vẻ đẹp ấy được kết tinh ngay ở nhan đề của tác phẩm: “Chữ người tử tù”.
Có những người lặn lội với văn chương cũng chẳng để lại cho mình một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Vì vậy khi người nghệ sĩ sáng tác ra được một đứa con tinh thần thì họ thường băn khoăn cho cách đặt nhan đề. Bởi nhan đề thường chứa đựng cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nếu như trước cách mạng tháng Tám ta đã từng bắt gặp nhan đề “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, khi ông viết về một xã hội tăm tối:
“Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi”
Ta cũng đã bắt gặp nhan đề được thay đổi nhiều lần đó là nhan đề “Đôi Mắt” của Nam Cao. Truyện ban đầu có tên là “Tiên sư anh tào tháo”, sau đổi thành nhan đề vừa ngắn gọn vừa xúc tích đó là “Đôi mắt”. “Đôi mắt” được Tô Hoài nhận định là: “Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn cùng trang lứa với Nam Cao trong những buổi đầu đi theo cách mạng và kháng chiến”.
Rồi cũng có thể là nhan đề “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. Truyện ban đầu có tên là “Mảnh trăng”, phải đến lần in thứ hai đưa vào trong tập “ Những vùng trời khác nhau” Nguyễn Minh Châu đã chắp thêm vào đó hai chữ “cuối rừng”. Người yêu văn nhận thấy đây là một nhan đề cần có cho một câu chuyện đẹp.
Trở lại với tác phẩm “Chữ người tử tù”. Truyện ban đầu có tên là “Những dòng chữ cuối cùng”. Nếu đặt nhan đề như vậy thì người yêu văn sẽ cảm thấy bi quan về số phận của một con người dường như sắp bị chém đầu. Và việc cho chữ của Huấn Cao chẳng khác nào việc để lại tài sản của người sắp chết cho người còn sống.
          Bằng sự nhạy cảm về nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã đổi “Những dòng chữ cuối cùng” thành “Chữ người tử tù”. Với cách đặt nhan đề này không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi cái tài, cái tâm của người nghệ sĩ viết chữ đẹp – Huấn Cao:
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Bên cạnh đó nhan đề còn thể hiện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Tuân khi nhà văn lách sâu vào trong đáy tâm hồn của Huấn Cao để phát hiện ở đó một con người với cái “tâm” cao đẹp. Đó là cái “tâm” cần có của một người nghệ sĩ. Cái “tâm” đó không chỉ tồn tại trong con người Huấn Cao mà nó còn được thể hiện qua nhận vật Quản ngục – một con người phụng sự cái đẹp. Nếu xét trên bình diện của xã hội thì rõ ràng Huấn Cao và viên quản ngục ở hai vị thế khác nhau. Thế nhưng một khi đã yêu cái đẹp, đam mê cái đẹp thì con người ta có thể từ bỏ hết tất cả. Vì vậy ta thấy dường như Huấn Cao như một viên quản ngục còn ngược lại. Nhan đề “Chữ Người Tử Tù” chỉ có bốn âm tiết mà gợi cho người yêu văn nhiều điều. “Chữ” là nói đến phông kiến thức của một con người tài cao học rộng, còn “Người tử tù” là nói đến một người tù phạm tội đang chờ xét xử. “Chữ người tử tù” hé mở cho bạn đọc thấy à nhân vật trong câu chuyện này là một người tù, nhưng người tù ấy lại là một con người tài ba. Nhân vật ấy được xây dựng trên khuôn mẫu có thật đó là Cao Bá Quát, người cùng thời với Nguyễn Văn Siêu.
Người xưa có câu: “Văn như Siêu – Quát vô tiền Hán” có nghĩa là “Văn như ông Siêu ông Quát thời tiền Hán không có”.

Chỉ với bốn âm tiết thôi mà Nguyễn Tuân đã xây dựng được cả một nội dung đầy đủ của tác phẩm. Thông qua nhan đề cũng như nội dung câu chuyện Nguyễn Tuân xứng đáng là nhà văn của “chủ nghĩa duy mỹ”.