Người Lái Đò Sông Đà nói riêng cũng như tập tùy bút Sông Đà nói chung là kết quả chuyến đi thực tế của nhà văn Nguyễn Tuân lên mảnh đất Tây Bắc vào những năm 1958-1960. Đây là thời kỳ miền Bắc sau ngày giải phóng đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo tiếng gọi của Đảng miền Bắc đang đấy lên phong trào tình nguyện đến những vùng xa xôi của Tổ quốc để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Họ trở lại nhiều hơn cả những nơi xưa vốn là chiến trường. Tây Bắc-Điện Biên được xem là "một miền đất hứa" (ý thơ Chế Lan Viên), hàng loạt những con người mới xã hội chủ nghĩa nô nức đến miền Tây của Tổ quốc. Họ ra đi đầy ắp những tiếng hát, đầy sông, đầy cầu mà nhà thơ Bùi Minh Quốc viết:
"Ôi miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
Tuổi hai mươi khi hứng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn..."
(Lên Miền Tây)
Họ ra đi trong bối cảnh: "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" (thơ Chế Lan Viên). Còn Tố Hữu trong bài thơ "Ta Đi Tới" có viết:
"Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạtNắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hátChuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca..."
(Ta Đi Tới)
Vâng! Sự thật của cuộc sống đã bước vào trong văn chương như một qui luật tất yếu bởi Balzac đã từng nói:
"Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại. Tác phẩm của anh là tấm gương xê dịch trên quãng đương đời".Cùng với hình ảnh của những con người mới-những bông hoa đẹp trong vườn hoa xã hội chủ nghĩa lên Tây Bắc để khôi phục kinh tế là những nghệ sĩ lãng mạn đã từng ngủ sâu trong giường chiếu hẹp:
"Lũ chúng con ngủ trong giường chiếu hẹpGiấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹpMột mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn..."
(Chế Lan Viên-Người Đi Tìm Hình Của Nước)
Họ lên trên đó để khai phá hồn thơ. Vì cũng chính Chế Lan Viên viết: "chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia" (Tiếng Hát Con Tàu). Nếu nhà văn Tô Hoài lên Tây Bắc với tập "truyện Tây Bắc"; Nguyễn Huy Tưởng lên viết tác phẩm "Bốn Năm Sau"; Nguyễn Khải lên viết tập truyện "Mùa Lạc"; còn Chế Lan Viên ngược dòng xuối tâm hồn của mình lên Tây Bắc viết "Tiếng Hát Con Tàu"-linh hồn của "Ánh Sáng và Phù Sa". Thì Nguyễn Tuân đi đầu trong cuộc "lột xác", từ "cái tôi cô đơn đến cái ta của cộng đồng"; từ "thung lũng đau thương ra cánh đồng vui" (Chế Lan Viên); hay nói như nhà văn Pháp P.Eluard "đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả".
Như vậy, rõ ràng đến với Tây Bắc là đến với cội nguồn của thơ ca nghệ thuật vì "Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ". Chính đến với mẹ của hồn thơ ca như đứa trẻ thơ đói lòng gặp ngay bầu sữa nóng. Nguyễn Tuân đã viết 15 tác phẩm là 15 bài ký được in thành tập tùy bút với nhan đề "Sông Đà". Và "Người Lái Đò Sông Đà" ra đời trong hoàn cảnh đó.
Hoàn cảnh sáng tác bài " Người Lái Đò Sông Đà"http://duongconnguyen.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét