Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8

Đề: Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8.

      Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 mất năm 1951. Quê ông ở tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân nay là tỉnh Hà Nam. Bút danh của Nam Cao được ghép từ chữ đầu của tên huyện với chữ đầu của tên tổng có chữ Nam chữ Cao gọi là Nam Cao. Đây là mảnh đất quanh năm nghèo đói. Chính điều này đã ảnh hưởng đến cách viết văn của Nam Cao. Ông viết nhiều về cái đói xảy ra quanh mình. Cái đói làm tha hóa con người, làm xói mòn tình người. Điều này thể hiện rất rõ trong những tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no,Trẻ con không được ăn thịt chó,...
     
      Nam Cao sinh ra trong một ra đình theo công giáo. Người công giáo có lệ sáng ra là xá tội. Vì vậy cứ mỗi lần viết văn Nam Cao lại mang mình ra để mổ xẻ, để phân tích. Các nhan vật trí thức của Nam Cao như: Điền trong "Trăng Sáng", Hộ trong "Đời Thừa",...Tất cả đều là sự hóa thân cần thiết của một con người, đó chính là Nam Cao. Bởi thế mà Nguyễn Minh Châu đã từng nhận xét:
"Nam Cao là một người tự nguyện nộp mạng mình cho văn chương" 
      Bởi một nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hét phải sống cho nhân đạo. Cuộc đời là gốc, văn chương là ngọn. Và chính cuộc đời quyết định đến văn chương.
Bén duyên với văn chương từ năm 1936. Nhưng ngay từ khi bước vào nghề Nam Cao chọn cho mình trào lưu văn học lãng mạn. Bốn năm trời gắn kết với nó, Nam Cao không cho ra đời một đứa con tinh thần nào. Đến năm 1940, Nam Cao đã từ bỏ dòng văn học hiện thực phê phán mà ta phải kể đến những tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Một bữa no, Trăng sáng, Đời thừa,...Cùng với đó là quan điểm sáng tác của Nam Cao cũng có sự khác biệt.
Trước tiên ta cần hiểu quan điểm sáng tác là lập trường, cách tiếp cận của nhà văn về việc cầm bút sáng tác.
Trong quá trình sáng tác, Nam Cao đã để lại nhiều quan điểm sáng tác. Những quan điểm của ông được coi là tuyên ngôn của những người cầm bút viết văn chân chính. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ đề cập đến ba quan điểm chính trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao:

           Quan điểm thứ nhất: Nam Cao đề cập tính sáng tạo trong văn chương. Ông không chấp nhận lối văn xáo mòn chỉ đi theo con đường cũ kĩ. Theo ông một nhà văn phải xông pha trên con đường mới, phải: "uống nước nã, gặm bánh mì" để lao động cực nhọc trên trang viết. Quan điểm này được thể hiện rõ trong tác phẩm "Đời Thừa" qua tuyên ngôn của văn sĩ Hộ:
"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". 
         Quan điểm thứ hai: Cũng như những nhà văn khác, Nam Cao luôn coi trọng tính chân thực trong một tác phẩm văn học bởi lẽ:
"Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn đồng tâm với nhau. Tâm của nó chính là cuộc sống của con người" - nói như Nguyễn Minh Châu.
Nhà văn Balzac đã từng viết:
"Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại, tác phẩm của anh là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời". 

Quan điểm này được Nam Cao thể hiện rất rõ trong tuyên ngôn "Trăng Sáng" thông qua nhân vật Điền:
"Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".
            Quan điểm cuối cùng: Theo Nam Cao là một tác phẩm văn học chân chính phải là tác phẩm thấm đẫm tình nhân đạo:
"Tác phẩm ấy phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao, vừa mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn" (Đời Thừa).
Muốn đạt được điều này nhà văn phải:
 "Đứng trong đau khổ để mở lòng ra đón những tiếng vang động của cuộc đời".

         Với ba quan điểm trên, Nam Cao xứng đáng là thư kí trung thành của thời đại, là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, là cánh tay đắc lực cho trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc tranh luận với trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật".

1 nhận xét: