Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.


Đề: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.

      Trong bài thơ “Mai Sau” in trong tập thơ “Riêng chung” nhà thơ Huy Cận đã tự bạch lòng mình:
“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm...
Nỗi nhớ thương không biết đã nguôi chưa?
Hay lòng chàng cứ tủi nắng, sầu mưa
Cùng đất nước mà lặng buồn sông núi?”.
      Thơ Huy Cận trước cách mạng rất buồn, vì vậy ông thường tìm đến thiên nhiên để:
“Vui chung vũ trụ nguôi sầu trần gian”.
Xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn văn chương Việt Nam năm 1940 với tập thơ “Lửa thiêng”. Khi tập thơ xuất hiện ta bắt gặp một giọng thơ buồn ảo não của:
“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”.
        Linh hồn của tập thơ “Lửa thiêng” chính là bài thơ “Tràng Giang”. Như cái tên của nó, bài thơ là một dòng sông dài. Đó là một dòng sông tâm trạng để Huy Cận gửi gắm cái “tôi” của một thời thơ mới. Đồng thời “Tràng Giang” là bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước một cách thầm kín trong tâm hồn Huy Cận nói riêng, của một thời đại thi ca nói chung. Nhờ đó mà Xuân Diệu nhận định: “Tràng Giang là bài thơ cuối cùng dọn lòng đến với giang sơn Tổ quốc”.
Toàn bộ vẻ đẹp ấy kết tinh ngay ở nhan đề cũng như lời đề từ của bài thơ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.

       1. Nhan đề: Bài thơ hấp dẫn người đọc ngay từ nhan đề. Có những người suốt đời lặn lội với văn chương nhưng cũng chẳng để lại cho đời một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Vì vậy, khi người nghệ sĩ sáng tác ra được một thi phẩm nghệ thuật, họ thường trăn trở băn khoăn cho cách đặt nhan đề. Nhan đề của một tác phẩm thường chứa đựng nội dung của nó. Viết về một xã hội tăm tối trước cách mạng, Ngô Tất Tố có tiêu thuyết “Tắt Đèn”. Để ca ngợi cái tâm của người nghệ sĩ, những nho sĩ cuối mùa nay vẫn còn vang bóng, Nguyễn Tuân có tác phẩm “Chữ người tử tù”,…Nhan đề của bài thơ là “Tràng Giang” cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. “Tràng Giang” vốn là hai từ Hán Việt để chỉ dòng sông dài. Đó là dòng sông Hồng-dòng sông đã gợi ý gợi tứ để nhà thơ Huy Cận viết thành công bài thơ này. Dòng sông ấy vĩnh viễn thuộc về đất nước Việt Nam, nó có từ thuở khai thiên lập địa. Nó không chỉ dài về không gian địa lý mà còn dài về khoảng thời gian lịch sử. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên có viết:
“Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây”.
       Trong Tiếng Việt hiện hành có hai từ nhằm miêu tả chiều dài đó là từ “Tràng” và từ “Trường”. Ở đay nhà thơ Huy Cận không viết là “Tường Giang” mà lại viết là “Tràng Giang”. Như vậy đủ thấy sự tinh tế của Huy Cận khi sử dụng Tiếng Việt. Bởi chữ “Trường” chỉ đơn thuần là miêu tả chiều dài. Còn chữ “Tràng” với âm “vang” vốn là âm mở, nó không chỉ miêu tả chiều dài của dòng sông mà còn gợi lên chiều rộng của con sông. Đó là một con sông được vẽ lên với không gian ba chiều: sâu chót vót; rộng mênh mông; dài dằng dặc. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu. Như vậy, bài thơ với nhan đề “Tràng Giang”đã phần nào bộc lộ được sở trường và phong cách thơ Huy Cận-một nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi bước đi của không gian.


         2. Lời đề từ: Bìa thơ “Tràng Giang” có lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
    Trong một số thi phẩm nghệ thuật, ta bắt gặp một số lời đề từ. Lời đề từ không phải là một thứ đồ trang sức làm đẹp da cho thi phẩm nghệ thuật. Trái lại lời đề từ là một xuất phát điểm, là một dụng ý nghệ thuật. Nó cung cấp cho người yêu thơ chiếc chìa khóa nghệ thuật để khám phá nội dung của thi phẩm. Có lời đề từ là những câu văn xuôi mà tác giả mượn lời của người khác. Ta nhớ tới lời đề từ của Nam Cao trong tác phẩm “Nước mắt” khi ông mượn lời của nhà văn Pháp Francois Coppée, ông viết:
“Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ”.
       Có lời đề từ là những câu văn vần của chính tác giả mà ta có thể kể đến lời đề từ của Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng Hát Con Tàu”:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”.
        Lời đề từ còn cung cấp những thi liệu chính mà tác giả xây dựng trong bài thơ. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã gợi lên trước mắt người đọc hai thi liệu chính: đó là trời rộng và sông dài. Điều này được kết tinh trong hai câu thơ được xem là trung tâm của bài thơ “Tràng Giang”:
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”.
        Hai khổ thơ còn lại của bài thơ này. Nếu khổ ba tác giả vẽ lên hình ảnh dòng sông dài, mênh mông, dợn ngợp thì khổ thơ thứ tư tác giả lại vẽ lên hình ảnh bầu trời cao rộng.
Hơn nữa, lời đề từ còn thể hiện rõ âm điệu, xúc cảm của bài thơ. “Tràng Giang” là bài thơ có âm điệu buồn. Đó là nỗi sầu vạn kỉ thấm sâu vào trong mạch cảm xúc của bài thơ này mà Lê Di viết:
“Là Tràng Giang khổ nào cũng dập dềnh sóng nướcLà Huy Cận khổ nào cũng lặng lẽ u sầu”.
      Đồng thời lời đề từ còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín trong tâm hồn Huy Cận nói riêng, của một thời đại trong thi ca nói chung. Đó là những con người:
“Sống giữa giữa quê hương mà vẫn thấy mình thiếu quê hương” (nói như Nguyễn Tuân).
Còn Chế Lan Viên viết:
“Nhân dân ở quanh ta mà sao chẳng thấyTổ quốc ở quanh mình mà có cũng như không”.
          Nên chăng ta mượn lại lời nhận định của Hoài Thanh, Hoài Chân trong “Một thời đại trong thi ca” để kết thúc bài viết của mình:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. 

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh

Đề: Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh

         Trong bài "Khai quyển" của tập "Ngục Trung Nhật Ký", Nguyễn Ái Quốc có viết:
"Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do".
            Rõ ràng sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Bởi Người hiểu hơn ai hết câu nói của Viên Tử Tài: "Lập thân tối hạ thị văn chương".
Năm 1946, khi trả lời phóng viên báo chí về sở thích của mình, Bác nói:
"Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, ham muốn tột bậc của tôi là đất nước ta được độc lập, dân tộc ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
          Thế là Bác đã hi sinh toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, Bác nhận thấy văn chương là thứ vũ khí sắc bén để hoạt động, để tuyên truyền cách mạng. Bác đến với văn chương cũng vì mục đích này. Do vậy bên cạnh sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, nên chăng ta nhìn sự nghiệp sáng tác của Người theo những mốc thời gian sau:

        1. Những sáng tác ở Paris (1921-1923)
Các tác phẩm chính: "Vi hành"; vở kịch "Con rồng tre"; "Lời than vãn của Bà Trưng Trắc"; "Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu"; "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Cần phải khẳng định khi viết những tác phẩm này Bác đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, vì vậy đích chính trị đã bay xa và trúng đích.

          2. Những tác phẩm sáng tác ở Liên Xô (1923-1925)
Tháng 11 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Paris về Matxcơva để tham dự hội nghị quốc tế nông dân lần thứ nhất. Thời gian này Người viết nhiều bài báo. Tập hợp những bài báo này in thành tập "Nhật ký chìm tàu".

        3. Những tác phẩm sáng tác ở Quảng Châu-Trung Quốc (1925-1927)
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Quảng Châu-Trung Quốc gặp "Tâm Tâm Xã" và cải tổ thành "Việt Nam cách mạng đồng chí hội". Người tổ chứ lớp kiêm phiên dịch và giảng dạy những tư tưởng về học thuyết Mác-Lênin. Toàn bộ những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được in thành tập "Đường Kách Mệnh".

          4. Mùa thu 1942-1943
14 tháng sống trong nhà ngục Tưởng Giới Thạch, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác 135 bài thơ (kể cả hai bản bổ sung) được in thành tập "Ngục Trung Nhật Ký". Đây là viên ngọc sáng giá trong kho tàng văn học Việt Nam. Tập thơ này làm toát lên bức chân dung của người tù tự do.

         5. Những sáng tác của Bác 1945-1946
Giai đoạn này, Bác sán tác hai bản văn chương chính luận nổi tiếng là tác phẩm "Tuyên Ngôn Độc Lập" (1945) và "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946).

         6. Chùm thơ kháng chiến viết lại Chiến khu Việt Bắc (1944-1948)
Với những bài thơ tiêu biểu như:
- Cảnh Khuya
- Đi thuyền trên sông Đáy
- Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng)
- Cảnh rừng Việt Bắc
- Báo tiệp (tin thắng trận)

          7. Chùm thơ chúc Tết và Di chúc
Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh phong phú và đa dạng với nhiều thể loại, nhiều ngôn ngữ. Có khi Người viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nga... Những thể loại tiêu biểu:
- Văn chính luận: phải kể đến "Bản án chế độ thực dân Pháp"; "Tuyên Ngôn Độc Lập"; "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
- Thơ: Ngục Trung Nhật ký; 86 bài thơ kháng chiến.
- Kịch: Con rồng tre.
Với tất cả sự nghiệp sáng tác kể trên, Hồ Chí Minh thực sự là một nhà văn hóa lớn, "một nhà văn của nhận loại" - nói như nhà văn Pháp Muydenstande.

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

Đề: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

      Trong bài thơ "Khai Quyển" của tập "Ngục Trung Nhật Ký", Nguyễn Ái Quốc có viết: 
"Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do".
          Rõ ràng sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Bởi Người hiểu hơn ai hết câu nói của Viên Tử Tài: "Lập thân tối hạ thị văn chương".
Năm 1946, khi trả lời phóng viên báo chí về sở thích của mình, Bác nói:
"Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, ham muốn tột bậc của tôi đó là đất nước ta được độc lập, dân tộc ta được tư do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
      Thế là Bác đã hi sinh toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, Bác nhận thấy văn chương là thứ vũ khí sắc bén để hành động, để tuyên truyền cách mạng. Bác đến với văn chương vì mục đích này. Do vậy, bên cạnh sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ cùng với những quan điểm nghệ thuật có thể làm tuyên ngôn đối với người cầm bút viết văn chân chính.
Hiểu nôm na quan điểm là cách tiếp cận, là lập trường của một người cầm bút viết văn chân chính. Nhắc đến quan điểm nghệ thuật là nhắc đến quan điểm của một người nghệ sĩ lớn có tầm ảnh hưởng đối với sự phát triển của một giai đoạn, ví như những quan điểm của Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao,... Trong quá trình sáng tác Bác đã để lại nhiều quan điểm sáng tác của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, ta không thể bỏ qua ba quan điểm chính sau đây:

       Quan điểm thứ nhất: Bác coi hoạt động sáng tác là nhiệm vụ cách mạng. Bác từng quan niệm người nghệ sĩ đồng thời cũng phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn chương. Quan điểm này được thể hiện rõ trong bài "Cảm tưởng đọc thiên gia thi". Ở đó, Bác phê phán thơ cổ trung đại:
"Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông".

Đồng thời Người lại khẳng định với thơ ca hiện đại rằng:

"Nay ở trong thơ nên có thépNhà thơ cũng phải biết xung phong".
        Cần phải khẳng định "thép" trong câu thơ này chính là tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản, là lòng yêu nước già dặn, mãnh liệt, sôi nổi của một con người. Ta cần thấy quan điển này được thể hiện trong "Thư gửi các họa sĩ" nhân triển lãm tranh toàn quốc lần thứ nhất tại miền Bắc năm 1951, Bác viết:
"Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là một chiến sĩ trên mặt trận ấy".
     Nếu đặt quan điểm này của Hồ Chí Minh trong dòng chảy của nền văn học nước nhà thì dễ dàng nhận thấy đó là sự đồng điệu với Nguyễn Đình Chiểu khi ông khẳng định:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm máy thằng gian bút chẳng tà".

Sau này nhà thơ Sóng Hồng - tức Trường Chinh đã tiếp nối quan điểm này: 
"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền".

        Quan điểm thứ hai: Đề cao đối tượng thưởng thức. Trong quá trình sáng tác Hồ Chí Minh luôn đề cao đến đối tượng thưởng thức. Chính đối tượng đã chi phối nội dung, phong cách và mục đích sáng tác. Đọc xong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh có người cho rằng: 
"Bác viết không đều tay. Có những tác phẩm đơn giản, mộc mạc như lời nói thường, nhưng lại có những tác phẩm sâu sắc. lập luận ngang tầm quốc tế".
Trả lời cho vấn đề này trong cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện" tác giả T.Lan có viết:
 - Đối với ngươi cầm bút viết văn chân chính, trước khi cầm bút phải trả lời được những câu hỏi:
Viết cho ai? (đối tượng viết)

Viết cái gì? (nội dung viết)
Viết như thế nào? (phương pháp viết)
Viết để làm gì? (mục đích viết)
Nếu viết cho đồng bào ta nghe-những người dân không biết chữ, họ hiểu được để đi làm cách mạng thì phải viết chắc chắn như 2+2=4. Chẳng hạn để kêu gọi tinh thần đoàn kết của dân tộc, Bác viết:
"Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng
Biết đồng sức, biết đồng lòng
Việc gì khó cũng làm xong".
       Nếu đối tượng thưởng thức là công luận quốc tế, Bác viết với mục đích phanh phui những chiêu bài lừa bịp của thực dân Pháp. Người lập luận chặt chẽ, lời văn uyên bác, sắc sảo với những tác phẩm: Vi hành, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập,...

           Quan điểm cuối cùng: Đề cao tính chân thực. Trong sáng tác, Bác luôn đề cao tính chân thực trong văn chương, nghệ thuật. Đây cũng là quan điểm của người nghệ sĩ lớn mà ta phải kể đến nhà văn Balzac đã từng nói:
"Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại, tác phẩm của anh là tâm gương xê dịch trên quãng đường đời".
Ta cảm thấy quan điểm này thể hiện rất rõ ở nhà văn Nam Cao trong tuyên ngôn "Trăng Sáng" - 1943:
"Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than".
Đối với Bác, trong một bài phát biểu với những nhà văn trong giai đoạn mới, Người nói:
"Chất mơ mộng còn nhiều, chất chân thực còn ít. Vì vậy, nhà văn phải viết cho hay, cho hào hứng, cho chân thực, viết nhiều về gương người tốt việc tốt, bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, tính dân tộc trong văn chương".
           Với tất cả quan điểm sáng tác kể trên, Hò Chí Minh xứng đáng là "Một nhà văn của nhân loại"-nói như Mydenstande-một nhà văn Pháp.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8

Đề: Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8.

      Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 mất năm 1951. Quê ông ở tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân nay là tỉnh Hà Nam. Bút danh của Nam Cao được ghép từ chữ đầu của tên huyện với chữ đầu của tên tổng có chữ Nam chữ Cao gọi là Nam Cao. Đây là mảnh đất quanh năm nghèo đói. Chính điều này đã ảnh hưởng đến cách viết văn của Nam Cao. Ông viết nhiều về cái đói xảy ra quanh mình. Cái đói làm tha hóa con người, làm xói mòn tình người. Điều này thể hiện rất rõ trong những tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no,Trẻ con không được ăn thịt chó,...
     
      Nam Cao sinh ra trong một ra đình theo công giáo. Người công giáo có lệ sáng ra là xá tội. Vì vậy cứ mỗi lần viết văn Nam Cao lại mang mình ra để mổ xẻ, để phân tích. Các nhan vật trí thức của Nam Cao như: Điền trong "Trăng Sáng", Hộ trong "Đời Thừa",...Tất cả đều là sự hóa thân cần thiết của một con người, đó chính là Nam Cao. Bởi thế mà Nguyễn Minh Châu đã từng nhận xét:
"Nam Cao là một người tự nguyện nộp mạng mình cho văn chương" 
      Bởi một nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hét phải sống cho nhân đạo. Cuộc đời là gốc, văn chương là ngọn. Và chính cuộc đời quyết định đến văn chương.
Bén duyên với văn chương từ năm 1936. Nhưng ngay từ khi bước vào nghề Nam Cao chọn cho mình trào lưu văn học lãng mạn. Bốn năm trời gắn kết với nó, Nam Cao không cho ra đời một đứa con tinh thần nào. Đến năm 1940, Nam Cao đã từ bỏ dòng văn học hiện thực phê phán mà ta phải kể đến những tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Một bữa no, Trăng sáng, Đời thừa,...Cùng với đó là quan điểm sáng tác của Nam Cao cũng có sự khác biệt.
Trước tiên ta cần hiểu quan điểm sáng tác là lập trường, cách tiếp cận của nhà văn về việc cầm bút sáng tác.
Trong quá trình sáng tác, Nam Cao đã để lại nhiều quan điểm sáng tác. Những quan điểm của ông được coi là tuyên ngôn của những người cầm bút viết văn chân chính. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ đề cập đến ba quan điểm chính trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao:

           Quan điểm thứ nhất: Nam Cao đề cập tính sáng tạo trong văn chương. Ông không chấp nhận lối văn xáo mòn chỉ đi theo con đường cũ kĩ. Theo ông một nhà văn phải xông pha trên con đường mới, phải: "uống nước nã, gặm bánh mì" để lao động cực nhọc trên trang viết. Quan điểm này được thể hiện rõ trong tác phẩm "Đời Thừa" qua tuyên ngôn của văn sĩ Hộ:
"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". 
         Quan điểm thứ hai: Cũng như những nhà văn khác, Nam Cao luôn coi trọng tính chân thực trong một tác phẩm văn học bởi lẽ:
"Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn đồng tâm với nhau. Tâm của nó chính là cuộc sống của con người" - nói như Nguyễn Minh Châu.
Nhà văn Balzac đã từng viết:
"Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại, tác phẩm của anh là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời". 

Quan điểm này được Nam Cao thể hiện rất rõ trong tuyên ngôn "Trăng Sáng" thông qua nhân vật Điền:
"Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".
            Quan điểm cuối cùng: Theo Nam Cao là một tác phẩm văn học chân chính phải là tác phẩm thấm đẫm tình nhân đạo:
"Tác phẩm ấy phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao, vừa mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn" (Đời Thừa).
Muốn đạt được điều này nhà văn phải:
 "Đứng trong đau khổ để mở lòng ra đón những tiếng vang động của cuộc đời".

         Với ba quan điểm trên, Nam Cao xứng đáng là thư kí trung thành của thời đại, là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, là cánh tay đắc lực cho trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc tranh luận với trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Đề: Hoàn cảnh sáng tác bài "Người Lái Đò Sông Đà"


         Người Lái Đò Sông Đà nói riêng cũng như tập tùy bút Sông Đà nói chung là kết quả chuyến đi thực tế của nhà văn Nguyễn Tuân lên mảnh đất Tây Bắc vào những năm 1958-1960. Đây là thời kỳ miền Bắc sau ngày giải phóng đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo tiếng gọi của Đảng miền Bắc đang đấy lên phong trào tình nguyện đến những vùng xa xôi của Tổ quốc để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Họ trở lại nhiều hơn cả những nơi xưa vốn là chiến trường. Tây Bắc-Điện Biên được xem là "một miền đất hứa" (ý thơ Chế Lan Viên), hàng loạt những con người mới xã hội chủ nghĩa nô nức đến miền Tây của Tổ quốc. Họ ra đi đầy ắp những tiếng hát, đầy sông, đầy cầu mà nhà thơ Bùi Minh Quốc viết:
"Ôi miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
Tuổi hai mươi khi hứng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn..."
(Lên Miền Tây)
      Họ ra đi trong bối cảnh: "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" (thơ Chế Lan Viên). Còn Tố Hữu trong bài thơ "Ta Đi Tới" có viết:
"Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạtNắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hátChuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca..." 
                                                          (Ta Đi Tới)
       Vâng! Sự thật của cuộc sống đã bước vào trong văn chương như một qui luật tất yếu bởi Balzac đã từng nói:
 "Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại. Tác phẩm của anh là tấm gương xê dịch trên quãng đương đời"
Cùng với hình ảnh của những con người mới-những bông hoa đẹp trong vườn hoa xã hội chủ nghĩa lên Tây Bắc để khôi phục kinh tế là những nghệ sĩ lãng mạn đã từng ngủ sâu trong giường chiếu hẹp:
"Lũ chúng con ngủ trong giường chiếu hẹpGiấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹpMột mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn..." 
                                      (Chế Lan Viên-Người Đi Tìm Hình Của Nước)

          Họ lên trên đó để khai phá hồn thơ. Vì cũng chính Chế Lan Viên viết: "chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia" (Tiếng Hát Con Tàu). Nếu nhà văn Tô Hoài lên Tây Bắc với tập "truyện Tây Bắc"; Nguyễn Huy Tưởng lên viết tác phẩm "Bốn Năm Sau"; Nguyễn Khải lên viết tập truyện "Mùa Lạc"; còn Chế Lan Viên ngược dòng xuối tâm hồn của mình lên Tây Bắc viết "Tiếng Hát Con Tàu"-linh hồn của "Ánh Sáng và Phù Sa". Thì Nguyễn Tuân đi đầu trong cuộc "lột xác", từ "cái tôi cô đơn đến cái ta của cộng đồng"; từ "thung lũng đau thương ra cánh đồng vui" (Chế Lan Viên); hay nói như nhà văn Pháp P.Eluard "đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả".
            Như vậy, rõ ràng đến với Tây Bắc là đến với cội nguồn của thơ ca nghệ thuật vì "Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ". Chính đến với mẹ của hồn thơ ca như đứa trẻ thơ đói lòng gặp ngay bầu sữa nóng. Nguyễn Tuân đã viết 15 tác phẩm là 15 bài ký được in thành tập tùy bút với nhan đề "Sông Đà". Và "Người Lái Đò Sông Đà" ra đời trong hoàn cảnh đó.
Hoàn cảnh sáng tác bài " Người Lái Đò Sông Đà"
http://duongconnguyen.blogspot.com/

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8

Đề: Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8.

       Trong tác phẩm "Nước Mắt" trước cách mạng 8 Nam Cao mượn lời của nhà văn Pháp Francois Coppée làm lời đề từ cho tác phẩm của mình, ông viết: 
"Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ".
       Cả đời cầm bút Nam Cao luôn nhìn đời bằng nước mắt, bằng tình thương. Ông đã từng tuyên bố :"Sống đã rồi hãy viết". Bởi một nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo. Cuộc đời là gốc, văn chương là ngọn. Và chính cuộc đời đã quyết định đến văn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng nước mắt, tình thương và lòng nhân ái. Mặc dù thời gian sáng tác của Nam Cao không nhiều nhưng ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Nam Cao người yêu văn khó có thể quên được sự nghiệp của ông trước cách mạng tháng 8. Bởi chính sự nghiệp này đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao-một nhà văn hiện thực xuất sắc-một cánh tay đắc lực góp phần chiến thắng cho trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc tranh luận với trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật".
       Nhà văn của làng Đại Hoàng ngày ấy sinh năm 1915 mất năm 1951. Quê ông ở tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân nay là tỉnh Hà Nam. Bút danh của ông được lấy từ chữ đầu của huyện với chữ đầu của tổng có chữ Nam chữ Cao gọi là Nam Cao. Mảnh đất quê hương ông là một mảnh đất nghèo đói quanh năm chính mảnh đất này đã ảnh hưởng đến phong cách và sự nghiệp của Nam Cao trước cách mạng.
Bén duyên với văn chương từ năm 1936 nhưng ngay từ khi đến với văn chương Nam Cao đã đi theo khuynh hướng văn học lãng mạn. Bốn năm liền gắn liền gắn kết với trào lưu văn chương này, Nam Cao không có một tác phẩm để đời. Phải đến sau khi Nam Cao  li khai khỏi dòng văn học lãng mạn mà thứ văn chương ông gọi đó là "ánh trăng lừa dối". Trong tác phẩm "Đời thừa", ông từng viết: 
"Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".
        Đến với văn học hiện thực phê phán, Nam Cao đã có tác phẩm đầu tiên để đời được viết năm 1941. Ban đầu tác phẩm có tên "Đôi Lứa Xứng Đôi" sau này đổi thành "Cái Lò Gạch Cũ" và cuối cùng nhà xuất bản tự ý đổi thành "Chí Phèo".
Trước cách mạng, tác giả viết với hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Cả hai đề tài này ông đề cập đến bi kịch của những con người trong xã hội, có thể đó là bi kịch của người tri thức nghèo với cuộc sống cơm áo gạo tiền vì:
 "Thói đời cơ cực giơ nanh vuốt, cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ". 
Có thể đó là bi kịch của người nông dân trong xã hội.
    
Đề tài thứ nhất: Đó là đề tài người nông dân. Tiêu biểu phải kể đến đó là tác phẩm "Chí Phèo, Lão Hạc, Một Bữa No, Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó, Dì Hảo,...". Hay nhất cho đề tài người nông dân phải kể đến tác phẩm "Chí Phèo". "Chí Phèo" được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nam Cao nói riêng, của văn học hiện thực phê phán 30-45 nói chung. Chuyện kể về đời sống cơ cực của người nông dân dưới ách bóc lột thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Sâu xa hơn chuyện còn đề cập đến bi kịch của một con người sinh ra là người nhưng không được làm người đó là nhận vật "Chí Phèo". "Chí Phèo" được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: 
   "Đó là một mảnh vườn hoang, trong mảnh vườn hoang ấy vắng tiếng chim ca, vắng hương hoa quả chín. Chỉ còn lại trên mảnh vườn ấy là quả thối, quả điếc, con sâu con bọ".
Đề tài thứ hai: Đề tài trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài này những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến đó là "Đôi Mắt, Trăng Sắng, Sống Mòn, Mua Nhà, Truyện Tình,...". Nếu phải chọn ra một tác phẩm tiêu biểu nhất cho đề tài trí thức tiểu tư sản có lẽ nhiều người sẽ chọn tiểu thuyết "Sống Mòn". "Sống Mòn" kể về cuộc đời của người trí thức trong xã hội cũ sống mốc lên, rỉ ra, chết mòn... Nhưng trong quy mô của một truyện ngắn với dăm bảy trang truyện mà Nam Cao đã thâu tóm được cả một tấm bi kịch của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là điểm mạnh của "Đời Thừa". Vì vậy, "Đời Thừa" được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nam Cao ở đề tài trí thức tiểu tư sản. "Đời Thừa" xoay quanh cuộc đời của văn sĩ Hộ-một nhà văn chân chính. Ước mơ của anh là chân chính. Anh muốn được viết những tác phẩm để đời. Những tác phẩm của anh ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn. Đó là ước mơ của anh khi anh vẫn chưa có gai đình. Mang trong mình một lòng nhân văn, nhân đạo, nhìn đời bằng tình thương. Anh nhìn ra cuộc đời, gặp cuộc đời của Từ-người đàn bà khổ đau, bụng mang dạ chửa bị người tình đá ra ngoài đường với người mẹ già. Và Hộ đã cưu mang cuộc đời Từ như một thánh hiền, như một từ hảo. Thế là bi kịch xuất hiện. Vì ngày xưa anh coi thường đồng tiền, lấy lí tưởng sống viết văn là mục đích sống của anh. Giờ đây anh bị đồng tiền làm cho khốn đốn. Để nuôi cả một gia thì phải có tiền. Muốn kiếm được tiền thì phải viết nhanh, muốn viết nhanh thì phải viết ẩu. Thế là anh trở thành một con người cẩu thả trong văn chương tự bao giờ không biết. Và anh đã tự xỉ vả mình:
"Cẩu thả trong nghề gì cũng đều bất lương, cẩu thả trong văn chương là một người đê tiện".    
 Đây chính là tấm bi kịch lớn nhất mà Nam Cao đã thâu tóm rất hay, sinh động trong tác phẩm "Đời Thừa".
Với tấm lòng luôn nhìn đời bằng nước mắt và tình thương. Nam Cao thực sự là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Có lẽ hợp lí hơn để kết thúc bài viết của mình ta mượn lại lời của Nam Cao trong tác phẩm "Lão Hạc" đã đưa ra quan điểm:
"Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta. Nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn chẳng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương và chẳng bao giờ ta thương".
www.google.com.vn