Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh

Đề: Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh

         Trong bài "Khai quyển" của tập "Ngục Trung Nhật Ký", Nguyễn Ái Quốc có viết:
"Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do".
            Rõ ràng sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Bởi Người hiểu hơn ai hết câu nói của Viên Tử Tài: "Lập thân tối hạ thị văn chương".
Năm 1946, khi trả lời phóng viên báo chí về sở thích của mình, Bác nói:
"Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, ham muốn tột bậc của tôi là đất nước ta được độc lập, dân tộc ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
          Thế là Bác đã hi sinh toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, Bác nhận thấy văn chương là thứ vũ khí sắc bén để hoạt động, để tuyên truyền cách mạng. Bác đến với văn chương cũng vì mục đích này. Do vậy bên cạnh sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, nên chăng ta nhìn sự nghiệp sáng tác của Người theo những mốc thời gian sau:

        1. Những sáng tác ở Paris (1921-1923)
Các tác phẩm chính: "Vi hành"; vở kịch "Con rồng tre"; "Lời than vãn của Bà Trưng Trắc"; "Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu"; "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Cần phải khẳng định khi viết những tác phẩm này Bác đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, vì vậy đích chính trị đã bay xa và trúng đích.

          2. Những tác phẩm sáng tác ở Liên Xô (1923-1925)
Tháng 11 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Paris về Matxcơva để tham dự hội nghị quốc tế nông dân lần thứ nhất. Thời gian này Người viết nhiều bài báo. Tập hợp những bài báo này in thành tập "Nhật ký chìm tàu".

        3. Những tác phẩm sáng tác ở Quảng Châu-Trung Quốc (1925-1927)
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Quảng Châu-Trung Quốc gặp "Tâm Tâm Xã" và cải tổ thành "Việt Nam cách mạng đồng chí hội". Người tổ chứ lớp kiêm phiên dịch và giảng dạy những tư tưởng về học thuyết Mác-Lênin. Toàn bộ những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được in thành tập "Đường Kách Mệnh".

          4. Mùa thu 1942-1943
14 tháng sống trong nhà ngục Tưởng Giới Thạch, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác 135 bài thơ (kể cả hai bản bổ sung) được in thành tập "Ngục Trung Nhật Ký". Đây là viên ngọc sáng giá trong kho tàng văn học Việt Nam. Tập thơ này làm toát lên bức chân dung của người tù tự do.

         5. Những sáng tác của Bác 1945-1946
Giai đoạn này, Bác sán tác hai bản văn chương chính luận nổi tiếng là tác phẩm "Tuyên Ngôn Độc Lập" (1945) và "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946).

         6. Chùm thơ kháng chiến viết lại Chiến khu Việt Bắc (1944-1948)
Với những bài thơ tiêu biểu như:
- Cảnh Khuya
- Đi thuyền trên sông Đáy
- Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng)
- Cảnh rừng Việt Bắc
- Báo tiệp (tin thắng trận)

          7. Chùm thơ chúc Tết và Di chúc
Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh phong phú và đa dạng với nhiều thể loại, nhiều ngôn ngữ. Có khi Người viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nga... Những thể loại tiêu biểu:
- Văn chính luận: phải kể đến "Bản án chế độ thực dân Pháp"; "Tuyên Ngôn Độc Lập"; "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
- Thơ: Ngục Trung Nhật ký; 86 bài thơ kháng chiến.
- Kịch: Con rồng tre.
Với tất cả sự nghiệp sáng tác kể trên, Hồ Chí Minh thực sự là một nhà văn hóa lớn, "một nhà văn của nhận loại" - nói như nhà văn Pháp Muydenstande.

1 nhận xét:

  1. Tại sao bài nào đọc t cũng thấy giống bài giảng của thầy t nhỉ

    Trả lờiXóa