Cách ghi Sơ yếu Lý lịch mục Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất
Đôi
điều nói thêm về cải cách ruộng đất
Cải
cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong
kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản
quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại
chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng
Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những
năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này
và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Cải
cách ruộng đất đi kèm với phong trào chỉnh đốn Đảng lúc đó.
Đây là
một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản
nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên
chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách
mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa theo mô hình
"thổ địa cải cách" của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng
đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với
sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc.
Sau 3 năm tiến hành, cuộc
cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa
bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc áp đặt giáo điều các biện pháp
rập khuôn từ cải cách ruộng đất của Trung Quốc đã gây ra nhiều phương hại và
tổn thất.
Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí
căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây tác hại đến sự đoàn kết dân tộc
của người Việt, ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng
Lao Động Việt Nam. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài
sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu
trách nhiệm về những sai lầm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét