Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

MÀU SẮC TRONG LOGO NGÀNH XÂY DỰNG

Logo trong ngành xây dựng thường sử dụng các màu sắc thể hiện được cảm giác bền vững, tin cậy, mạnh mẽ, đổi mới, đặc biệt là màu đỏ, nâu, vàng, xanh. Màu đỏ hay nâu tượng trưng cho sự bền vững và trường tồn. Màu xanh dương thường mang lại cảm giác tin cậy. Hãy lưu ý rằng uy tín và đạo đức nghề là điều được đặc biệt chú ý đối với ngành này. Màu xanh lá cây cũng là một trong những màu sắc được sử dụng ngày càng nhiều trong logo ngành xây dựng do sự thịnh hành xu hướng Eco-friendly – xây nhà sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Màu vàng luôn mang lại ấn tượng về sự trẻ trung và đổi mới.
Bạn cũng lưu ý rằng các màu sắc được nhắc đến là không cố định mà còn mở rộng ra cả những sắc độ màu gần với nó nữa, ví dụ màu vàng sẽ gần với cam chẳng hạn. Ngoài ra, yếu tố màu sắc còn phụ thuộc một phần vào phong thủy và nên hợp với mệnh của chủ doanh nghiệp.

FONT CHỮ TRONG LOGO NGÀNH XÂY DỰNG

Font chữ trong logo ngành xây dựng thường sử dụng nét thẳng, góc cạnh, tạo cảm giác rắn rỏi, vững chãi, mạnh mẽ. Dù bạn sử dụng font chữ nào đi nữa thì đây cũng là những yêu cầu chung để định vị ngành nghề. Hẳn bạn sẽ mất đi phần nào tin tưởng nếu nhìn thấy một logo công ty xây dựng trông quá yểu điệu và mềm mại.

BIỂU TƯỢNG TRONG LOGO NGÀNH XÂY DỰNG

Có nhiêu cách để kết hợp biểu tượng với font chữ trong logo mà bạn có thể cân nhắc. Ví dụ, biểu tượng thường gặp trong ngành xây dựng là ngôi nhà, hoặc một phần của ngôi nhà như cửa, cột, gạch… và các hình ảnh liên quan khác. Biểu tượng này có thể kết hợp với một yếu tố nào đó trong chữ (như logo Thế Vinh dưới đây), hoặc kết hợp với một biểu tượng thứ hai (như logo Simona Homeở dưới – căn nhà kết hợp với hình ảnh mầm cây là biểu tượng của sự sống và thiên nhiên).
Bạn cũng có thể sử dụng những biểu tượng mang tính trừu tượng một chút, như logo Đồng Tâm vàToàn Phát dưới đây. Trong hai logo này, các hình học cơ bản được sử dụng kết hợp với nhau (hình tròn, tam giác, bán nguyệt) để đem đến một ý nghĩa ngầm chỉ về tính chất – sự bền vững, gắn kết, chắc chắn, linh hoạt… Đây đều là những tính chất mà các công ty xây dựng hướng đến.
Logo công ty đầu tư và xây dựng Thế Vinh
Logo Simona Home cho công ty kỹ thuật xây dựng Phú Mỹ
Logo công ty sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường Đồng Tâm
Logo công ty xây dựng Toàn Phát
Nguồn: SAOKIM

MÀU SẮC TRONG LOGO NGÀNH DƯỢC PHẨM

Logo dược phẩm thường sử dụng các màu sắc liên quan đến ngành y, đặc biệt là màu đỏ, nâu, xanh lá và xanh dương. Việc sử dụng những màu này làm màu chủ đạo trong logo y dược cũng do lý do rất chính đáng. Màu đỏ hay nâu tượng trưng cho sự bền vững và lâu dài, cũng như bản chất công ty y dược. Màu xanh dương thường khiến cho khách hàng có một ấn tượng rõ ràng về sự tin cậy và tận tâm của người dược sĩ, bác sĩ. Màu này cũng mang lại cảm giác bình yên, an lành, là điều bắt buộc đối với sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Màu xanh lá cây cũng là một trong những màu sắc được sử dụng nhiều trong logo dược phẩm do bản chất của nó mang lại sự trẻ trung cũng như sự tinh khiết và thân thiện với môi trường.

FONT CHỮ TRONG LOGO NGÀNH DƯỢC PHẨM

Font chữ trong logo dược phẩm thường mang phong cách khá trang trọng và đơn giản hơn là bắt mắt. Font chữ này tuyệt đối phù hợp với tố chất ngành này, vì một font chữ lớn mạnh và lịch sự sẽ luôn tạo ấn tượng đáng tin cậy đối với người mua. Chính logo dược phẩm như vậy tạo ra cảm giác lịch thiệp và nghiêm túc tuyệt đối.

BIỂU TƯỢNG TRONG LOGO NGÀNH DƯỢC PHẨM

Biểu tượng là một phần quan trọng của logo. Trong ngành dược, bạn có thể tìm kiếm những biểu tượng có liên quan qua một vài từ khóa chính như: tận tâm, thiên nhiên, khỏe mạnh, y tế, an toàn…
Sau đây mời bạn tham khảo minh họa một số mẫu logo do Sao Kim thiết kế.
Logo Công ty dược phẩm Quốc gia NAFACO  sử dụng một biểu tượng cách điệu từ hình ảnh quen thuộc của ngành y kết hợp với hình ảnh của chiếc mầm lá xanh một cách khéo léo và uyển chuyển. Biểu tượng và sự kết hợp màu sắc thể hiện được ý nghĩa và cảm xúc đúng như cách mà câu slogan truyền tải “dược phẩm xanh, sống an lành”. Font chữ đơn giản thân thiện và bo tròn góc giúp tạo cảm giác an toàn, tin cậy.

Logo thương hiệu PUMIFA của công ty dược phẩm Phú Mỹ đáp ứng được yêu cầu xây dựng một hình ảnh an toàn, vững bền và đáng tin cậy. Các đường nét của chữ cho tới biểu tượng được thể hiện cùng kiểu cách trong cùng một màu sắc nâu duy nhất, đem đến sự hài hòa, gắn kết trong toàn bộ logo, đem đến cảm giác vững chãi, rắn rỏi.

Logo dược phẩm GreenStar được tạo thành với một biểu tượng cách điệu gợi nhiều liên tưởng – vừa như 3 ngôi sao hòa quyện ánh sáng, vừa như chuyển động của chong chóng gió hay vòng xoáy, mang ý nghĩa của sự đổi mới và tiên tiến trong công nghệ dược phẩm. Sự kết hợp hài hòa của màu sắc tạo cảm giác hiện đại, an toàn và giàu năng lượng. Logo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp là mong muốn có một hình ảnh chuyên nghiệp nhưng thân thiện và dễ tiếp cận với đông đảo công chúng.
Nguồn: SAOKIM

6 điểm giúp phân biệt Profile, Catalogue, Brochure

Profile, Catalogue và Brochure là 3 ấn phẩm quan trọng trong hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Mỗi loại ấn phẩm có những ứng dụng khác nhau mà doanh nghiệp cần nắm được để thực hiện làm thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Sau đây là những điểm khác biệt chính mà Sao Kim muốn giới thiệu cùng doanh nghiệp.

KHÁC NHAU VỀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG

Profile nhằm chứng minh năng lực thực hiện công việc của doanh nghiệp.
Catalogue là một nguồn tài liệu cung cấp thông tin tổng quát cho khách hàng về  tất cả các sản phẩm dịch vụ.
Brochure cũng cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ nhưng ở mức độ chi tiết hơn, kêu gọi khách hàng tiêu dùng tức thì.

KHÁC NHAU VỀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI ĐỌC

Profile dành cho mọi đối tượng: khách hàng, đối tác, chủ đầu tư,…
Catalogue thường được sử dụng cho tất cả khách hàng.
Brochure sử dụng chuyên biệt cho một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.
dd
Profile công ty dịch vụ Hàng Hải Đại Dương

KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM

Profile giới thiệu về công ty, những thành tựu nổi bật, năng lực cốt lõi.
Catalogue giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ với những đầy đủ thông số, thường thiết kế theo dạng danh sách được phân loại.
Brochure có thể giới thiệu về công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ cho một chương trình marketing riêng. Brochure hướng tới ngôn từ khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng.

KHÁC NHAU VỀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG

Profile thường sử dụng những hình ảnh sát thực hơn về doanh nghiệp, những sản phẩm, dự án đã thực hiện,…
Catalogue giới thiệu nhiều hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà không chịu ảnh hưởng nhiều của tính xác thực.
Brochure sử dụng đa dạng hình ảnh hơn, có thể dùng cả ảnh thật hoặc ảnh vẽ,…
Catalogue Gốm sứ Tân Toàn Phát

KHÁC NHAU VỀ TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG

Profile thường dùng trong trường hợp gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi hoặc gửi đi trong hồ sơ dự thầu.
Catalog có thể gửi qua đường bưu điện, phát tại điểm bán,…
Brochure có thể phát tại những nơi công cộng,…

KHÁC NHAU VỀ KIỂU DÁNG, KÍCH THƯỚC

Profile có kiểu dáng chuẩn là A4, tuỳ thuộc nhiều trường hợp kích thước này cũng có thể thay đổi.
Catalogue cũng có thể thay đổi kích thước tuỳ ý, ngoài ra về hình dạng cũng không bị hạn chế bởi tính “nghiêm túc” của Profile.
Brochure có thể là bất cứ kích thước, hình dạng nào phù hợp với đối tượng khách hàng, chiến dịch marketing,… của thương hiệu.
Brochure dự án chung cư Linh Đàm
Nguồn: SAOKIM

Màu sắc nào phù hợp cho logo trong ngành nghề của bạn?

Màu sắc là một thành tố quan trọng của logo, do đó việc lựa chọn màu sắc cho logo là một quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Ngoài những lưu ý về phong thủy, thì bạn cũng hãy cân nhắc về việc logo truyền tải được định vị ngành nghề  và tính cách riêng của thương hiệu như thế nào. Hay đơn giản hơn, hãy trả lời câu hỏi khi nhìn vào logo thì tôi muốn người xem cảm thấy gì qua màu sắc logo đó?
Các nhà tâm lý học đã phát triển và nghiên cữu cách mà con người bị ảnh hưởng bởi màu sắc logoqua rất nhiều năm và phát hiện mối quan hệ đồng thời giữa màu sắc và cảm xúc con người. Vì thế, chọn màu sắc logo phù hợp rất quan trọng vì nó quyết định cách mà công ty bạn muốn truyền cảm hứng đến người xem. Bạn có để ý rằng những thương hiệu thực phẩm thường dùng màu sắc mạnh như đỏ hay vàng, vì nó có khả năng kích thích vị giác tốt. Ví dụ như những cửa hàng ăn nhanh như McDonalds, Pizza hut, KFC, Wendy’s và Popeyes sử dụng màu đỏ trong màu sắc logo chủ đạo để khiến người xem cảm thấy đói hơn. Đen, trắng, bạc và vàng gold hay được sử dụng trong các thương hiệu sang trọng như Chanel, Prada, Micheal Kors và các thương hiệu khác để để lại ấn tượng tinh tế. Những thương hiệu về dịch vụ tài chính, bảo hiểm, y tế thường sử dụng màu xanh lam hay trắng và đen để tạo cảm giác về sự tin cậy và chuyên nghiệp. Những sản phẩm dịch vụ hướng tới yếu tố thiên nhiên thường dùng màu xanh lá v.v. Trên đây chỉ là những một số nhận định chung về ngành nghề từ những kinh nghiệm thiết kế logo cho nhiều khách hàng của Sao Kim. Không nhất thiết mọi thương hiệu cùng lĩnh vực sẽ sử dụng màu sắc giống nhau mà còn phải tùy thuộc vào đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp nữa. 
Mời bạn tham khảo thêm infographic sau về định hướng cảm xúc của các màu sắc chính và ví dụ từ các thương hiệu nổi tiếng. Khi cân nhắc lựa chọn màu sắc cho logo của mình, bạn hãy trả lời câu hỏi “Ít nhất bốn cảm xúc nào bạn muốn người khác nghĩ đến khi nhìn vào màu sắc logo của bạn?” Hãy viết lại và đánh giá xem nó nằm trong mục nào.

Bạn cũng lưu ý rằng màu sắc logo chỉ là một trong rất nhiều những khía cạnh quyết định quá trình thiết kế logo. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu hơn cho doanh nghiệp mình, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.
Nguồn: SAOKIM

MÀU SẮC TRONG LOGO THỰC PHẨM

Đối với thực phẩm, điều quan trọng cần chú ý nhấn mạnh đó là yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm và sự ngon miệng. Bởi đây đều là những yếu tố mà người sử dụng sản phẩm quan tâm tới nhiều nhất. Do đó, màu sắc logo trong ngành này cũng cần đảm bảo thể hiện được yếu tố này. Các nhà tâm lý học đã chứng minh được rằng những màu sắc nóng và mạnh, chẳng hạn như màu đỏ hay vàng có tác dùng kích thích vị giác con người rất hiệu quả. Đây là lý do vì sao nhiều hãng ăn nhanh hay hàng tiêu dùng nhanh thường sử dụng màu này. Bên cạnh đó, khi mà vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng nóng thì các thương hiệu cũng có xu hướng thể hiện yếu tố “organic”, hay thực phẩm xanh, an toàn và bổ dưỡng trong hình ảnh của mình, thể hiện phổ biến qua màu xanh lá.
Bạn cũng lưu ý rằng một màu có thể mang những ý nghĩa khác nhau khi kết hợp với những màu sắc khác nhau. Ngoài ra, yếu tố màu sắc còn phụ thuộc một phần vào phong thủy và nên hợp với mệnh của chủ doanh nghiệp.

FONT CHỮ TRONG LOGO THỰC PHẨM

Để đáp ứng tiêu chí gợi cảm giác ngon miệng, bạn có thể thấy là font chữ trong logo thực phẩm thường có sắc thái khá vui nhộn, mềm mại, uyển chuyển. Font chữ có chân và không chân (serif hay san serif) đều có thể được sử dụng, tuy nhiên nên có những góc bo hoặc uốn tròn đâu đó trong chữ.

BIỂU TƯỢNG TRONG LOGO THỰC PHẨM

Bạn có thể thấy là biểu tượng là một phần quan trọng trong logo thực phẩm. Hầu như logo thực phẩm nào cũng có sử dụng biểu tượng, trong khi trong những ngành khác, có những logo hoàn toàn chỉ cần có cách điệu đồ họa chữ theo tên thương hiệu là đủ. Một ví dụ là những ngành hàng thời trang hay xa xỉ phẩm.
Biểu tượng trong logo thực phẩm thường khá bắt mắt, nổi bật, vui nhộn, đáp ứng tiêu chí kích thích cảm giác “muốn mua ngay để ăn” của các thực khách.
option-4_lan-2-chinh-sua_1_1451032066
Logo sản phẩm mỳ thương hiệu Happy Noodles nhấn mạnh yếu tố an toàn, bổ dưỡng, vui vẻ
 Capture
Logo hãng thực phẩm HIFOODS với biểu tượng cách điệu của chiếc mũ đầu bếp và chiếc thìa, được khéo léo lồng vào tên thương hiệu để tạo thành một logo mang đặc trưng ngành nghề rất rõ, phù hợp với thương hiệu công ty. Biểu tượng phụ vòng tròn kết hợp hài hòa với biểu tượng chính mang lại cảm giác uy tín, chứng nhận an toàn.
Logo thương hiệu bánh mì Chibon lại sử dụng một biểu tượng đặc biệt là chú gà con vui nhộn, mang tính cách rất hài hòa với font chữ xoắn cạnh bên. Màu sắc thương hiệu thể hiện được màu sắc sản phẩm.
Logo thương hiệu kem Funy rất ngon mắt, mang sắc thái dễ thương vui vẻ rất hợp với cái tên Funy (biến âm của funny – vui, buồn cười).
Nguồn: SAOKIM

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016


6 CUỐN SỔ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
1) SỔ THÔNG THÁI:
Đôi khi 1 thông tin bạn đọc từ facebook, đọc từ 1 quyển sách, xem video, nghe audio hoặc do 1 người khác chia sẻ lại, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị … và quên dần dần.
Jim Rohn nói:
DON’T TRUST YOUR MEMORY ! (Đừng tin vào trí nhớ của bạn)
Vì thế khi nghe, xem, học, đọc, được chia sẻ hoặc bạn tự giác ngộ điều gì đó hay, hãy ghi chú và tóm tắt lại theo ý hiểu của bạn vào quyển sổ này.
LỢI ÍCH LÀ GÌ?
Sau 1 thời gian, bạn sẽ sở hữu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu hay ho mà chính bạn đọc lại cũng phải ngỡ ngàng – không thể tin được là do chính mình viết ra.
Không phải lúc nào não bộ cũng đạt tình trạng trí tuệ cao hoặc giác ngộ, khoảnh khắc đó thường trôi qua rất nhanh, nếu bạn không ghi chép, tổng hợp lại ngay khi xuất hiện ý tưởng, bạn sẽ nhanh chóng quên mất hoặc nhớ không chính xác.
Sai lầm là thường không tổng hợp & đúc kết kiến thức, biến của người khác thành của mình, nên hầu hết mọi người thường mau quên.
Mặt khác, nếu không đem vào ứng dụng ngay, họ không thể chuyển hóa từ BIẾT sangHIỂU.
Trong phật giáo có 3 phương cách để có được trí tuệ đó là : VĂN – TƯ – TU.
  • VĂN là học hỏi LÝ THUYẾT.
  • TƯ là TƯ DUY. Học hỏi là phải gạn lọc, suy nghĩ , không nên chỉ rập khuôn.
  • TU là THỰC HÀNH. Vận dụng lý thuyết vào thực tế và tự mình kiểm chứng lý thuyết.
Hiểu được 3 khái niệm này bạn có thể vận dụng trong rất nhiều trường hợp.
Ví dụ 1: Tự học
Một số người đọc sách – đó mới chỉ là Văn (lý thuyết). Nếu không suy nghĩ, thảo luận, đặt câu hỏi – tức là chưa có TƯ (tư duy). Có suy luận, suy nghĩ, nhưng chưa vận dụng – tức là chưa có TU (thực hành). Nếu bạn nghe 1 người thành công chia sẻ kinh nghiệm, tức là TU của người này trở thành VĂN của người kia. Bạn có đang tự soi lại mình và lên chiến lược phù hợp ko?
Ví dụ 2: Thực trạng việc đào tạo
Nhìn chung hiện nay, tỷ lệ VĂN (lý thuyết) quá nhiều. TƯ thì có 1 số nơi có. Còn TU (thực hành) còn hạn chế. Bạn có đang nghĩ đến thực trạng đào tạo từ tiểu học đến đại học nói chung ko?
Ví dụ 3: Vận dụng cho việc bạn đào tạo cho nhân viên, cho con cái, cho học viên, cho những người xung quanh.
Ưu tiên và chú trọng vào đâu, có đủ VĂN – TƯ – TU chưa? VĂN – TƯ – TU là con đường để đi đến GIÁC NGỘ! Sổ thông thái là bước đi đầu tiên trên hành trình đó.

2) SỔ MỤC TIÊU – Ý TƯỞNG & CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH:

Đây là quyển sổ bạn ghi các mục tiêu hàng tháng & hàng năm. Các chiến lược & kế hoạch mà bạn sẽ triển khai. Việc lập mục tiêu sẽ nằm ở 1 chuyên đề khác để bàn sâu hơn.
Về cơ bản, bạn ghi ra những điều mình MUỐN.
Có thể ở những lĩnh vực chính yếu như sau:
  1. Tài chính (Ví dụ : Số tiền kiếm được, thu nhập, tổng tài sản ….)
  2. Phát triển bản thân (Ví dụ : Học kỹ năng đàm phán, lãnh đạo, ngoại ngữ….)
  3. Sức khỏe (Ví dụ : Cân nặng, chiều cao, chơi môn thể thao…)
  4. Giải trí (Ví dụ : Đi du lịch….)
  5. Cống hiến (Ví dụ : Giúp ai đó, từ thiện, cho đi giá trị….)
  6. Mối quan hệ (Ví dụ : Lập gia đình, có con…)
ĐIỀU QUAN TRỌNG:
Đầu tháng bạn viết ra các mục tiêu.
Cuối tháng bạn xem lại mình làm được, hoàn thành bao nhiêu việc và ghi ở phần KẾT QUẢ.
SAI LẦM :
  1. Hầu hết mọi người không có mục tiêu
  2. Hoặc Không có mục tiêu đầy đủ: Ngắn hạn (tuần, tháng), trung hạn (1 năm), dài hạn (3-10 năm)
  3. Không tập trung hoàn thành mục tiêu
  4. Đặt những mục tiêu quá viển vông hoặc quá đơn giản.
Lợi ích QUYỂN SỔ là giúp bạn TẬP TRUNG hoàn thành mục tiêu & GIÁM SÁT chính mình. Mài giũa kỹ năng THIẾT LẬP MỤC TIÊU là 1 trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình ko hoàn thành MỤC TIÊU nào? (Bạn biết bằng mọi giá tháng sắp tới mình phải hoàn thành hoặc nên đặt mục tiêu vừa có tính thách thức, vừa có tính khả thi?)
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình hoàn thành 4/5 mục tiêu. Rất hài lòng và hào hứng cho tháng tiếp theo phải ko?
GHI NHỚ:
Không biết mình muốn gì thì sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn, và tiếp tục 1 cuộc đời “bèo dạt mây trôi”….

3) SỔ NHẬT KÝ THÀNH CÔNG:

1 trong những cảm xúc tệ nhất của hầu hết mọi người đó là KHÔNG HÀI LÒNG.
Không hài lòng về bản thân, không hài lòng về hiện tại ….
Càng không hài lòng họ càng chán nản; suy nghĩ, hành động tiêu cực và càng thất bại.
Hãy để tôi chia sẻ cho bạn 1 bí mật:
Thành công hấp dẫn thành công
Sổ nhật ký thành công là quyển sổ 1-5 ngày bạn ghi lại 1 lần về những điều mình đã làm được, điều mình làm tốt hoặc chỉ đơn giản là 1 điều tích cực.
Ví dụ:
Ngày 10/02/2016
  1. Gặp được 1 người tên A, chia sẻ về …. Rất hay
  2. Giúp được 1 người B 1 việc nhỏ : …..
  3. Đọc được 1 quyển sách hay : …..
  4. Đi làm đúng giờ….
  5. Nảy sinh 1 ý tưởng có thể hay : …..
  6. Dậy sớm lúc …. để làm việc
LƯU Ý:
Ghi thật vắn tắt chỉ 5-10 ý, mỗi ý 1 câu, ngắn gọn đừng ghi dài dòng như nhật ký (mặt dù tên quyển sổ là nhật ký thành công.)
TẠI SAO?
Vì làm như vậy ngày nào bạn cũng làm được, nếu bạn ghi nhật ký dài cả trang, ôi có lẽ sờ vào bạn sẽ phát ngán không muốn động bút cho lần tiếp theo. Có ngày bạn chỉ có 2-3 thành công hoặc việc hoàn thành nhỏ cũng được, hãy ghi lại.
TÁC DỤNG quyển sổ này là gì?
Khi bạn ghi ra những điều này, cảm xúc tích cực dâng lên trong bạn.
HÀI LÒNG VỀ BẢN THÂN!
Bạn có thể suy nghĩ, hôm nay hoặc vài ngày qua thật tuyệt vời, TIẾP TỤC THÔI.
Lâu lâu bạn đọc lại để nhớ về những KHOẢNH KHẮC CHIẾN THẮNG, thấy mình THẬT TUYỆT!
Và hãy nhớ :
DUY TRÌ CẢM XÚC TÍCH CỰC VỀ THÀNH CÔNG và THÀNH CÔNG NHỎ SẼ THU HÚT THÀNH CÔNG LỚN!

4) SỔ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN:

Tỷ phú người Mexico Carlos Slim (thường nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới) không phải là người có trí nhớ siêu phàm, nhưng đến nay ông vẫn giữ những cuốn sổ ghi chép chi tiêu từ khi còn là một cậu bé được cha mẹ cho tiền tiêu vặt.
Sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng Carlos Slim đã được cha huấn luyện từ nhỏ về chi tiêu chặt chẽ và khôn ngoan trong vấn đề tài chính. Được biết, một trong những cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: “Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Hôm nay tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán”.
Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần có quyển SỔ THU CHI.
Quyển sổ thường có 4 cột chính:
  1. Ngày tháng (hoặc số thứ tự)
  2. Công việc, nội dung
  3. Thu
  4. Chi
Đây là quyển sổ bạn thống kê lại các hoạt động thu chi cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.
Ví dụ :
  1. Mua đồ A – 250k (cột CHI)
  2. Trả tiền người B – 3 triệu (cột CHI)
  3. Thu 1 khoản tiền C – 10 triệu (cột THU)
Nếu có ai đó đã trả 1 khoản và còn nợ 1 khoản, bạn có thể dùng bút đỏ khoanh tròn….Hoặc khoanh tròn các chi phí cần kiểm tra, lưu ý thêm.
Tác dụng quyển sổ này là gì?
  1. Kiểm soát tài chính cá nhân
  2. Phát triển thói quen quản lý tiền bạc
Ví dụ:
Thỉnh thoảng bạn nhìn lại cột thu chi, có thể bạn thấy mình đang “chảy máu” với tốc độ không dừng được. Cũng có thể bạn kinh ngạc vì không ngờ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mình đã tiêu 1 khoản tiền khủng khiếp.
Cũng có thể bạn tự trách mình về 1 khoản chi mà đáng nhẽ bạn có thể kiểm soát, giảm bớt hoặc cắt hẳn nếu thông minh hơn. Có ngày bạn giật mình vì 1 khoản tiền mà bạn quên không đòi hoặc chưa giải quyết.
Bạn hiểu ý tôi chứ?
Sổ thu chi chỉ là 1 trong vài chục kỹ thuật quản lý tiền bạc.
SỰ THẬT:
6 cái lọ quản lý tiền (T.Harv Eker đào tạo) được ca ngợi là phương pháp quản lý tiền hay nhất thế giới – cũng hay nhưng thực ra là hoàn toàn không đủ để bạn quản lý tiền!
Bạn cần hiểu biết nhiều hơn thế rất nhiều.
Ghi nhớ:
Hãy kiểm soát con quỷ chi tiêu trong bạn và rèn luyện thói quen kỷ luật.
Hãy bắt đầu ngay hôm nay với SỔ THU CHI CÁ NHÂN.

5) SỔ QUAN HỆ:

Năm 1968, Bill Clinton đang học đại học Oxford, ông gặp 1 sinh viên sau đại học tên Stamps tại 1 buổi tiệc. Bill lấy ra 1 quyển sổ ghi chép màu đen và hỏi:
  • Anh đang làm gì tại Oxford?
  • Tôi đang học tại Pembroke nhờ học bổng Fulbright
Bill ghi chú Pembroke vào sổ và tiếp tục hỏi về trường và ngành mà Stamps đã tốt nghiệp cử nhân. Stamps ngạc nhiên hỏi:
  • Bill, sao anh phải viết hết mọi thứ ra giấy vậy?
  • “Tôi sẽ chuyển sang làm chính trị, tôi sẽ tranh cử thống đốc bang, tôi muốn ghi lại tất cả những người tôi đã gặp gỡ”. Bill cho biết.
Câu chuyện này do Stamps kể lại càng làm nổi bật phong cách thẳng thắn của Bill Cliton trong việc yêu cầu giúp đỡ hay lôi kéo người khác tham gia sứ mệnh của mình.
Thực tế, ngay từ sinh viên, vị tổng thống thứ 42 này đã có 1 thói quen là hàng đêm ghi lại trên giấy những tấm thẻ tên và các thông tin quan trọng của những người ông gặp trong ngày.
Sổ quan hệ là quyển sổ ghi chép lại các mối quan hệ chất lượng của bạn.
Bạn có thể liệt kê 1 cách vắn tắt và đơn giản thông tin về các mối quan hệ như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh (sinh nhật), nghề nghiệp và năng lực, mối quan hệ khác của họ…..
Thực tế cuộc đời của bạn thay đổi thường bởi 2 điều:
1 là những quyển sách mà bạn đọc.
2 là những người mà bạn gặp!
Có 1 công thức khá hay:
QUAN HỆ + QUAN HỆ + QUAN HỆ + ….. = TẤT CẢ
Có thể nhiều người biết nhưng ít người hiểu cách vận dụng.
Lợi ích Việc ghi chép SỔ QUAN HỆ nhắc nhở bạn duy trì kết nối hoặc dành thời gian hỗ trợ chéo, giúp đỡ người khác và để nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.
SAI LẦM:
Trung bình 1 người có từ 200-300 mối quan hệ.
Hầu hết mọi người đều có 1 vài mối quan hệ chất lượng, đôi khi có thể chỉ là những lần gặp thoáng qua nhưng rất ít người ghi chép lại điều này. 1 dạng quan hệ nữa là quan hệ bắc cầu. Tức là bạn quen người A là 1 người bình thường, nhưng người đó lại khá thân thiết với người B – 1 người có năng lực mà bạn đang cần B giúp đỡ.
Đáng tiếc là khi bạn bế tắc, ít khi bạn nghĩ đến mạng lưới quan hệ để xử lý mà có thể bạn xử lý mọi việc theo bản năng hoặc thói quen.
Nếu trong mạng lưới của bạn có 1 MENTOR (người đỡ đầu), người có đủ tố chất, năng lực và kinh nghiệm thì cuộc đời của bạn sẽ tăng tốc chóng mặt trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.
Để học hỏi thêm về các chiến lược phát triển mối quan hệ, bạn có thể tìm đọc 3 quyển:
  1. Đắc nhân tâm
  2. Đừng bao giờ đi ăn 1 mình
  3. Ai che lưng cho bạn
GHI NHỚ:
QUAN HỆ SẼ ĐẺ RA TIỀN BẠC.

6) SỔ CÔNG VIỆC (QUẢN LÝ THỜI GIAN):

Mắc chứng khó đọc bẩm sinh, ngay từ nhỏ tỷ phú Richard Branson (sáng lập tập đoàn Virgin) đã luyện cho mình thói quen ghi nhớ mọi việc thông qua ghi chép.
Richard Branson tiết lộ một trong những công cụ quyền lực nhất mà ông có trong bộ thủ thuật kinh doanh thành công. Bạn có thể mong đợi đây là một bí quyết phức tạp hay độc đáo.
Tuy nhiên, trên thực tế, vũ khí bí mật của Branson đề cập tới chính là CUỐN SỔ TAY cũ luôn đi cùng ông tới bất cứ đâu.
Những lưu ý thói quen viết tay – theo ông rất có ích trong công việc quản lý, đàm phán và thậm chí cả các tình huống pháp lý.
Diễn đạt mọi suy nghĩ ra giấy, có lần không mang sổ tay, Branson còn viết lên cả hộ chiếu.
Branson đặc biệt ưa thích dùng bút để viết lên giấy hơn là lướt ngón tay lên bàn phím bởi nó không gây phiền phức hay làm ông tập trung trong một cuộc họp.
CÁCH SỬ DỤNG:
Ví dụ bạn có thể viết ra để sắp xếp và quản lý thời gian như sau:
08h: Làm việc A 10h : Gặp người B 12h: Đi sự kiện C 14h: Làm việc D 16h: Làm việc E 18h: Gặp người F 20h: Làm việc G 22h: Làm việc H 24h: Làm việc I
Ngoài ra, bạn có thể dùng nó ghi chép hoặc diễn đạt bất cứ điều gì mà BẠN ĐANG SUY NGHĨ, MONG MUỐN, NHỮNG VẤN ĐỀ hay GIẢI PHÁP …..
SỰ CHUẨN BỊ cho 1 cuộc bán hàng, đàm phán hay gặp gỡ đối tác….
Lợi ích của việc sử dụng SỔ CÔNG VIỆC thường xuyên:
1) Do có sự liên hệ đặc biệt về thần kinh giữa ngón tay và trí não, mỗi khi bạn sử dụng bút để viết ra trên giấy là bạn đang tăng cường sự TẬP TRUNG và GHI NHỚ một cách đặc biệt.
Bạn làm cho vấn đề trở nên RÕ RÀNG và SÁNG TỎ.
Ví dụ: Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) lại thường diễn đạt suy nghĩ của mình lên những chiếc bảng trắng ngay từ khi còn là sinh viên đại học.
2) Bạn có thể xem lại 1 sự việc đã xảy ra cách đây 3-5 năm, chính xác vào ngày hôm đó xảy ra việc gì. Thật thú vị phải không?
GHI NHỚ:
Nếu thành công là 1 hành trình, đôi khi xem lại quá khứ bạn sẽ biết được tương lai của mình.
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân :
1) Tôi bắt đầu thực hành 6 quyển sổ từ 2010
2) Ban đầu không quen và hay quên ghi chép
3) Hiện nay duy trì thường xuyên như sau:
  • Sổ thông thái: 3-7 ngày tôi ghi 1 lần hoặc bất thình lình học được hoặc giác ngộ được. Hiện nay đã ghi chép được 4 quyển dày. Khá nhiều kinh nghiệm hiện nay tôi chia sẻ lại cho học viên chỉ là 1 phần nhỏ các kiến thức mà tôi đã ghi vào sổ này.
  • Sổ mục tiêu & chiến lược: 2 tuần đến 1 tháng tôi ghi 1-2 lần
  • Sổ nhật ký thành công: Thời gian đầu rất chịu khó ghi (khi cảm xúc tiêu cực nhiều), hiện nay 1-2 tuần mới ghi 1 lần.
Mong muốn duy trì 2-3 ngày ghi 1 lần.
  • Sổ tài chính cá nhân: 3-10 ngày ghi 1 lần
  • Sổ quan hệ: Quản lý trên file excel, 1-2 tháng cập nhật 1 lần.
  • Sổ công việc hàng ngày: Dùng thường xuyên hàng ngày.
THỈNH THOẢNG ĐỌC LẠI TÔI THẤY RẤT THÚ VỊ : Có những điều mà mình không thể tin được do mình viết ra – vì không nhớ gì cả, có 1 số suy nghĩ mà thời điểm này thấy rất buồn cười – vì ngớ ngẩn , và có những điều tôi tiên đoán mơ ước tương lai – nay đã thành sự thật.
LƯU Ý:
  1. Nên mua sổ to, bìa chắc chắn để ghi được nhiều. (hạn chế dùng sổ tay nhỏ do ghi được ít và hay rơi rụng làm mất)
  2. Có thể kết hợp cả hai : Ghi Note trên điện thoại hoặc để Online và Sổ giấy tờ
  3. Xác định THÓI QUEN quan trọng hơn SỐ TIỀN. Ban đầu bạn chưa quen nhưng tập dần sẽ quen. Nhiều người có TƯ DUY của người thành công nhưng họ không bao giờ thành công. Lý do? Họ mới có TƯ DUY mà chưa có THÓI QUEN của người thành công.
  4. Thỉnh thoảng quên không ghi, đừng tự dằn vặt và trách móc bản thân. Hãy tiếp tục. Việc hôm qua đã qua, hôm nay là ngày ta tiếp tục.
TÓM LẠI: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời của bạn gồm:
  1. Sổ thông thái
  2. Sổ mục tiêu & chiến lược
  3. Sổ nhật ký thành công
  4. Sổ tài chính cá nhân
  5. Sổ mối quan hệ
  6. Sổ công việc hàng ngày
Và đừng quên VĂN – TƯ – TU, hãy RA MUA NGAY VÀI QUYỂN SỔ.
GHI CHÉP LẠI những điều mà tôi vừa hướng dẫn bạn vào 1 quyển sổ.
Quyển nào bạn còn nhớ không?
Rồi 1 ngày, nhìn lại những quyển sổ này, bạn sẽ nghĩ:
Thầy giáo thật tuyệt vời! ^ ^
-Sưu tầm-