Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

Đề: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

      Trong bài thơ "Khai Quyển" của tập "Ngục Trung Nhật Ký", Nguyễn Ái Quốc có viết: 
"Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do".
          Rõ ràng sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Bởi Người hiểu hơn ai hết câu nói của Viên Tử Tài: "Lập thân tối hạ thị văn chương".
Năm 1946, khi trả lời phóng viên báo chí về sở thích của mình, Bác nói:
"Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, ham muốn tột bậc của tôi đó là đất nước ta được độc lập, dân tộc ta được tư do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
      Thế là Bác đã hi sinh toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, Bác nhận thấy văn chương là thứ vũ khí sắc bén để hành động, để tuyên truyền cách mạng. Bác đến với văn chương vì mục đích này. Do vậy, bên cạnh sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ cùng với những quan điểm nghệ thuật có thể làm tuyên ngôn đối với người cầm bút viết văn chân chính.
Hiểu nôm na quan điểm là cách tiếp cận, là lập trường của một người cầm bút viết văn chân chính. Nhắc đến quan điểm nghệ thuật là nhắc đến quan điểm của một người nghệ sĩ lớn có tầm ảnh hưởng đối với sự phát triển của một giai đoạn, ví như những quan điểm của Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao,... Trong quá trình sáng tác Bác đã để lại nhiều quan điểm sáng tác của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, ta không thể bỏ qua ba quan điểm chính sau đây:

       Quan điểm thứ nhất: Bác coi hoạt động sáng tác là nhiệm vụ cách mạng. Bác từng quan niệm người nghệ sĩ đồng thời cũng phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn chương. Quan điểm này được thể hiện rõ trong bài "Cảm tưởng đọc thiên gia thi". Ở đó, Bác phê phán thơ cổ trung đại:
"Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông".

Đồng thời Người lại khẳng định với thơ ca hiện đại rằng:

"Nay ở trong thơ nên có thépNhà thơ cũng phải biết xung phong".
        Cần phải khẳng định "thép" trong câu thơ này chính là tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản, là lòng yêu nước già dặn, mãnh liệt, sôi nổi của một con người. Ta cần thấy quan điển này được thể hiện trong "Thư gửi các họa sĩ" nhân triển lãm tranh toàn quốc lần thứ nhất tại miền Bắc năm 1951, Bác viết:
"Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là một chiến sĩ trên mặt trận ấy".
     Nếu đặt quan điểm này của Hồ Chí Minh trong dòng chảy của nền văn học nước nhà thì dễ dàng nhận thấy đó là sự đồng điệu với Nguyễn Đình Chiểu khi ông khẳng định:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm máy thằng gian bút chẳng tà".

Sau này nhà thơ Sóng Hồng - tức Trường Chinh đã tiếp nối quan điểm này: 
"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền".

        Quan điểm thứ hai: Đề cao đối tượng thưởng thức. Trong quá trình sáng tác Hồ Chí Minh luôn đề cao đến đối tượng thưởng thức. Chính đối tượng đã chi phối nội dung, phong cách và mục đích sáng tác. Đọc xong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh có người cho rằng: 
"Bác viết không đều tay. Có những tác phẩm đơn giản, mộc mạc như lời nói thường, nhưng lại có những tác phẩm sâu sắc. lập luận ngang tầm quốc tế".
Trả lời cho vấn đề này trong cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện" tác giả T.Lan có viết:
 - Đối với ngươi cầm bút viết văn chân chính, trước khi cầm bút phải trả lời được những câu hỏi:
Viết cho ai? (đối tượng viết)

Viết cái gì? (nội dung viết)
Viết như thế nào? (phương pháp viết)
Viết để làm gì? (mục đích viết)
Nếu viết cho đồng bào ta nghe-những người dân không biết chữ, họ hiểu được để đi làm cách mạng thì phải viết chắc chắn như 2+2=4. Chẳng hạn để kêu gọi tinh thần đoàn kết của dân tộc, Bác viết:
"Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng
Biết đồng sức, biết đồng lòng
Việc gì khó cũng làm xong".
       Nếu đối tượng thưởng thức là công luận quốc tế, Bác viết với mục đích phanh phui những chiêu bài lừa bịp của thực dân Pháp. Người lập luận chặt chẽ, lời văn uyên bác, sắc sảo với những tác phẩm: Vi hành, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập,...

           Quan điểm cuối cùng: Đề cao tính chân thực. Trong sáng tác, Bác luôn đề cao tính chân thực trong văn chương, nghệ thuật. Đây cũng là quan điểm của người nghệ sĩ lớn mà ta phải kể đến nhà văn Balzac đã từng nói:
"Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại, tác phẩm của anh là tâm gương xê dịch trên quãng đường đời".
Ta cảm thấy quan điểm này thể hiện rất rõ ở nhà văn Nam Cao trong tuyên ngôn "Trăng Sáng" - 1943:
"Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than".
Đối với Bác, trong một bài phát biểu với những nhà văn trong giai đoạn mới, Người nói:
"Chất mơ mộng còn nhiều, chất chân thực còn ít. Vì vậy, nhà văn phải viết cho hay, cho hào hứng, cho chân thực, viết nhiều về gương người tốt việc tốt, bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, tính dân tộc trong văn chương".
           Với tất cả quan điểm sáng tác kể trên, Hò Chí Minh xứng đáng là "Một nhà văn của nhân loại"-nói như Mydenstande-một nhà văn Pháp.

2 nhận xét: